Sự giúp đỡ Người_khuyết_tật

Stephen Hawking, nhà vật lý thành công trong chuyên môn, ông sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ cho người khuyết tật

Máy móc hỗ trợ cho người khuyết tật rất nhiều, trên tất cả các phương diện từ khuyết tật vận động cho đến trí tuệ hay cảm giác.

  • Vận động: Chân tay giả thường được thiết kế khi khả năng vận động vẫn tương đối tốt, ngày nay các chất liệu cũng như phần cơ khí của các bộ phận giả đó rất tiến bộ, tuy nhiên giá thành lại cao, không phù hợp với phần đông thu nhập của người Việt. Với những người bị nặng ở chân, xe lăn là phương tiện hỗ trợ hữu hiệu, thông thường sự di chuyển của xe lăn được thực hiện bằng tay, đối với những người tay rất yếu họ được thiết kế những chiếc xe lăn chuyên dụng chạy bằng điện chỉ phải điều khiển bằng nút bấm.
  • Cơ quan thu nhận cảm giác: người nghe kém có các máy trợ thính điện tử nhỏ gọn với khả năng phóng đại cũng như lọc âm tốt. Người suy giảm thị lực ở mức độ vừa phải nhận được sự hỗ trợ từ kính mắt, một phương tiện có giá thành bình dân. Ở những người bị nặng mà các phương tiện quang học không còn có khả năng giúp ích nữa thì chữ nổi, băng ghi âm và đặc biệt là các máy đọc tự động sẽ xuất hiện. Máy đọc tự động sản phẩm của công nghệ tổng hợp giọng nói sẽ tự động đọc các văn bản thành tiếng, tuy nhiên để giống được người nói còn là một chặng đường dài. Các ứng dụng thuộc chuyên ngành xử lý ngôn ngữ tự nhiên có khả năng to lớn giúp ích cho những người có khiếm khuyết liên quan đến ngôn ngữ - một công cụ nhận thức và giao tiếp cơ bản.

Dụng cụ đặc chế

Có nhiều dụng cụ và phương tiện được đặc chế để hỗ trợ người khuyết tật trong sinh hoạt hằng ngày, như xe lăn, sách báo với hệ thống các dấu chấm nổi Braille...

Một bộ phận tự động giúp người không chân lái xe

Một số phần mềm hỗ trợ

Thí dụ như phần mềm đọc tự động trên máy tính hoặc các thiết bị cầm tay để giúp người khiếm thị. Ngoài ra phải kể đến các chương trình như từ điển, sách nói, trình duyệt web...Hệ điều hành Windows XP cũng có những thiết lập để tạo thuận lợi cho người khuyết tật, để thực hiện các thiết lập đó có thể vào mục Accessibility Options có biểu tượng người ngồi xe lăn màu xanh lá cây trong Control Panel. Cụ thể làm như sau: chọn Start – Settings – Control Panel, nháy đúp vào Accessibility Options. Trong hộp thoại, sẽ thấy 5 thẻ tương ứng với 5 chức năng: Keyboard, Sound, Display, Mouse, General. Những hỗ trợ này chủ yếu tập trung vào người khiếm thị, khiếm thính và những người khó thao tác bình thường với bàn phím do dị tật nào đó ở tay.

Nâng cao khả năng tiếp cận và hòa nhập cộng đồng

Xem thêm thông tin: Sự tiếp cận
Xe điện công cộng có sàn thấp và đoạn nối giúp người đi xe lăn lên xe, tại Ba Lan

Nâng cao khả năng tiếp cận là tạo những điều kiện cho người khuyết tật (thường là khuyết tật vận động) có thể sử dụng được những công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác, để giúp họ không bị cô lập và có thể hòa nhập lại với cộng đồng. Cụ thể là những thiết kế kiến trúc được xây dựng trong một cách mà chúng có thể được dùng bởi những người khuyết tật và những người lớn tuổi trong cùng một cách như những người không khuyết tật (bình thường). Ở Mỹ, theo như Đạo luật người khuyết tật Mỹ năm 1990, những công trình xây dựng mới, cả công cộng và tư nhân đều phải tiếp cận được. Ở Úc, Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật 1992 có nhiều điều khoản dành cho sự tiếp cận.

Rộng ra, qua những chiến dịch thông tin, cộng đồng người bình thường cũng nhận biết, thông cảm hơn và biết cách cư xử phù hợp với người khuyết tật, phá bỏ những rào cản và định kiến của xã hội.

Gần đây, Việt Nam cũng bắt đầu chú ý vấn đề này. Theo Bộ Luật Người khuyết tật Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 định nghĩa: "Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Người khuyết tật tại Việt Nam đã có Dự án Bản đồ tiếp cận cho Người khuyết tật để tăng sự hoà nhập của Người khuyết tật với cộng đồng và nâng cao nhận thức của cộng đồng về nhu cầu hoà nhập chính đáng của Người khuyết tật trong sự tiếp cận các công trình dân dụng và công trình công cộng. Được sự tài trợ của Tổ chức Nippon Foudation, "Trung tâm sống độc lập" đã giúp một số người khuyết tật không bị cô lập mà được trở lại tham gia những sinh hoạt cộng đồng, có thể sống hoà nhập, có khả năng độc lập tự chủ, cũng như nhận được thông cảm của người bình thường.[26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_khuyết_tật http://drdvietnam.com/en/news/116103/vi http://drdvietnam.com/en/news/116420/vi http://drdvietnam.com/en/news/120319/vi http://drdvietnam.com/en/news/120321/vi http://www.phatviet.com/dichthuat/luantang/ntpgttl... http://www.webmd.com/mental-health/mental-health-b... http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-tinhoa/130tin... http://www.ada.gov/cguide.htm http://www.os.hhs.gov/ocr/civilrights/resources/fa... http://www.who.int/topics/disabilities/en/